Phần 2 Cấu trúc câu - Zinsconstructie

2.1 Câu thông thường - De gewone zin

Môt dạng phổ biến của câu thông thường trong tiếng Hà Lan thường có cấu trúc như sau (TeMPO hoặc OTeMP):

Subject + Verbum 1 + Bepaald Object + Tijd + Manier + Plaats + Onbepaald Object + Verbum 2

Chủ ngữ + Động từ 1 + Tân ngữ xác định + Thời gian + Cách thức + Nơi chốn + Tân ngữ không xác định + Động từ 2

Chú ý:

  • Một câu không nhất thiết cần phải có đầy đủ các yếu tố trên.
  • Danh từ luôn đi sát động từ.
  • Động từ cần phải chia cho phù hợp với chủ ngữ và thì.

Ví dụ về câu thông thường:

  • Lisa gaat vandaag naar Brussel. (Hôm nay Lisa đi đến Bruxelles.)
  • Ze is daar nog nooit geweest. (Cô ấy chưa bao giờ đến đó.)
  • Ik zie vandaag een vriend op de markt. (Tôi thấy một người bạn hôm nay ở chợ. Tân ngữ không xác định đứng sau thời gian - TeMPO.)
  • Ik zie mijn vriend vandaag op de markt. (Tôi thấy bạn của tôi hôm nay ở chợ. Tân ngữ xác định đứng trước thời gian - OTeMP.)

2.2 Câu đảo ngược - Inversie

Khi phần đầu tiên của câu chứa thông tin bổ sung thêm (extra informatie) mà không phải là chủ ngữ thì động từ phải được đem ra phía trước chủ ngữ.

Sau đây là dạng đảo ngược của ví dụ câu thông thường ở trên mà không bị thay đổi ý nghĩa.

  • Vaandag gaat Lisa naar Brussel. (Hôm nay Lisa đi đến Bruxelles.)
  • Daar is ze nog nooit geweest. (Cô ấy chưa bao giờ đến đó.)

2.3 Câu hỏi - Vraagzin

2.3.1 Câu hỏi với từ để hỏi - Vraagworden

Từ để hỏi luôn ở đầu câu và ngay sau đó là động từ 1 và chủ ngữ (nếu có) - dạng inversie.

  • Wie gaat vandaag naar Brussel? (Ai đi đến Bruxelles ngày hôm nay?)
  • Hoe gaat Lisa vandaag naar Brussel? (Lisa hôm nay đi đến Bruxelles bằng cách nào?)
  • Wat is de hoofdstad van België? (Thủ đô của Bỉ là gì?)
  • Waar gaat Lisa vandaag naartoe? (Hôm nay Lisa đi đến đâu?)
  • Wanneer gaat Lisa naar Brussel? (Khi nào Lisa đi đến Bruxelles?)
  • Waarom gaat Lisa naar Brussel? (Tại sao Lisa đi đến Bruxelles?)

2.3.2 Câu hỏi đúng/sai, có/không - Ja/Nee vragen

Câu hỏi này có dạng inversie với động từ ở đầu câu.

  • Gaat Lisa vandaag naar Brussel? (Có phải Lisa hôm nay đi đến Bruxelles không?)
  • Trả lời: Ja, dat klopt./ Nee, dat klopt niet. (Đúng vậy. / Không đúng.)

2.4 Câu phủ định - Negatie

Tiếng Hà Lan sử dụng geenniet trong câu phủ định.

  • geen được dùng để phủ định tân ngữ không xác định (onbepaald object). Do đó chỉ sử dụng geen khi phần được phủ định (trừ chủ ngữ ra) không chứa giới từ, đại từ, hoặc một thứ gì đó cụ thể. Hai trường hợp điển hình dùng geen:
    • Câu có chứa een: Ik heb een pen. → Ik heb geen pen. (Tôi có một cái bút. → Tôi không có cái bút.)
    • Câu có danh từ không kèm giới từ: Ik drink zwarte coffie. → Ik drink geen zwarte coffie. (Tôi uống cà phê đen. → Tôi không uống cà phê đen.)
  • niet dùng để phủ định hoàn toàn hoặc một phần câu khẳng định. Sau đây là một số trường hợp dùng niet và vị trí của niet trong câu.
    • Trước một giới từ: Ik woon niet in Brussel. (Tôi không sống ở Bruxelles.)
    • Trước một tính từ: Nederlands is niet moeilijk. (Tiếng Hà Lan không khó.)
    • Trước graag, elke dag, dikwijls : Ik drink niet elke dag bier. (Tôi không uống bia mỗi ngày.)
    • Sau động từ: Ik rook niet. (Tôi không hút thuốc.)
    • Sau vandaag, ’s morgen: Ik eet ’s morgen niet. (Tôi không ăn vào buổi sáng.)
  • một số trường hợp sử dụng được cả geenniet nhưng ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:
    • Câu khẳng định: Ik wil een auto kopen. (Tôi muốn mua xe hơi.)
    • Phủ định với geen: Ik wil geen auto kopen. (Phủ định auto. Tôi không muốn mua xe hơi, dù là 1 chiếc hay nhiều chiếc. Tôi có thể mua thứ khác.)
    • Phủ định với niet: Ik wil niet een auto kopen. (Phủ định een auto kopen. Tôi không muốn mua một chiếc xe hơi. Tôi muốn mua nhiều hơn một chiếc.)

Sơ đồ sau dùng để nhận biết khi nào dùng geen hoặc niet:

Nguồn: Zichtbaar Nederlands

2.5 Nối hai câu - Twee zinnen combineren

2.5.1 Câu ghép hai mệnh đề chính - Nevenschikking

Các liên từ (conjunctiewoorden) en, of, maar, want thường được sử dụng để nối hai mệnh đề chính (độc lập). Hai mệnh đề (hai câu) không cần phải thay đổi cấu trúc.

  • en (và):
    • Câu gốc: Ik ben niet getrouwd. Ik heb geen kinderen. (Tôi chưa kết hôn. Tôi chưa có con.)
    • Câu ghép: Ik ben niet getrouwd en ik heb geen kinderen. (Tôi chưa kết hôn và tôi chưa có con.)
  • of (hoặc, hay là):
    • Câu gốc: Je gaat naar school. Je blijft thuis. (Tôi đi đến trường. Tôi ở nhà.)
    • Câu ghép: Je gaat naar school of je blijft thuis. (Bạn đi đến trường hoặc là bạn ở nhà.)
  • maar (nhưng mà):
    • Câu gốc: Ik wil een auto kopen. Ik heb niet genoeg geld. (Tôi muốn mua xe hơi. Tôi không có đủ tiền.)
    • Câu ghép: Ik wil een auto kopen maar ik heb niet genoeg geld. (Tôi muốn mua xe hơi nhưng tôi không có đủ tiền.)
  • want (bởi vì):
    • Câu gốc: Ik heb geen auto. Ik heb niet genoeg geld. (Tôi muốn mua xe hơi. Tôi không có đủ tiền.)
    • Câu ghép: Ik heb geen auto want ik heb niet genoeg geld. (Tôi không có xe hơi bởi vì tôi không có đủ tiền.)

Chú ý nếu một hoặc hai câu ở dạng đảo ngược (inversie) thì vẫn giữ nguyên cấu trúc khi dùng nối câu với các liên từ này.

2.5.2 Câu ghép hai mệnh đề chính phụ - Ondershikking

Liên từ omdat (bởi vì) thường được sử dụng để nối hai mệnh đề phụ thuộc trong đó mệnh đề phía sau chỉ lý do phải thay đổi cấu trúc thành dạng đặc biệt gọi là katapult-cái nỏ (tất cả động từ bị kéo về phía sau chủ ngữ).

  • Mệnh đề phía sau gồm một động từ thì kéo động từ về phía sau.
    • Câu gốc: Ik kan niet naar school komen. Ik ben ziek. (Tôi không để đi đến trường. Tôi bị ốm/bệnh.)
    • Câu ghép: Ik kan niet naar school komen omdat ik ziek ben. (Tôi không để đi đến trường. Tôi bị ốm/bệnh.)
  • Mệnh đề phía sau gồm hai động từ thì kéo hai động từ về phía sau, động từ 2 đứng sau động từ 1.
    • Câu gốc: Ik ga naar school. Ik wil Nederlands leren. (Tôi đến trường. Tôi muốn học tiếng Hà Lan.)
    • Câu ghép: Ik ga naar school omdat ik Nederlands wil leren. (Tôi đến trường bởi vì tôi muốn học tiếng Hà Lan.)

Ghi chú:

  • wantomdat trong đa số các trường hợp đều có thể dùng thay thể cho nhau trừ một số ít ngoại lệ. Ví dụ omdat có thể đứng đầu câu còn want thì không.
  • trong mệnh đề chứa omdat nếu động từ 2 ở dạng hoàn thành (participium) thì động từ 1 có thể đứng ở cuối.

Các liên từ khác: toen, als, sinds, nadat, voordat,… cũng theo sau nó là câu dạng katapult. Nếu là mệnh đề chứa liên từ vế trước thì vế sau dùng câu dạng đảo ngược (inversie). Ta coi mệnh đề trước như là thông tin bổ sung (extra informatie).