Phần 1 Các loại từ - Woordsoorten

1.1 Mạo từ - Artikle

Mạo từ een, de, het luôn đi với một danh từ.

een de/het
een đi với danh từ số ít nhưng không xác định cụ thể (niet specifiek) de/het đi với danh từ số ít có xác định cụ thể (specifiek),
de dùng với de-woord, het dùng với het-woord
Ví dụ: een huis (một ngôi nhà nào đó), een fiets (một chiếc xe đạp nào đó) Ví dụ: het huis (ngôi nhà được xác định cụ thể là ngôi nhà nào), de fiets (chiếc xe đạp được xác định cụ thể là chiếc xe đạp nào)
Lisa woont in een huis.
Zij heeft een fiets.
Het huis van Lisa is op de kust.
De fiets van Lisa staat achter het huis.
(Lisa sống trong một căn nhà. Cô ấy có một chiếc xe đạp.) (Căn nhà của Lisa ở bờ biển. Chiếc xe đạp của Lisa đậu phía sau căn nhà.)

Không có quy tắc tổng quát để nhận biết từ nào là de-woord hoặc het-woord nên khi học từ vựng cần học cùng với mạo từ. Ví dụ: không học “boek” mà học cụm “het boek”.

Một số quy tắc nhỏ để nhận biết từ nào là de-woord hoặc het-woord:

  • de:
    • tất cả các danh từ số nhiều: een boek (một quyển sách) → de boeken (nhiều quyển sách)
    • nghề nghiệp: de kok (đầu bếp), de leraar (giáo viên)
    • đa số các danh từ chỉ người kèm giới tính: de vader (cha), de dochter (con gái).
    • rau củ quả, cây cối, tên núi tên sông
    • phần lớn các danh từ kết thúc bằng -ie, -ij, -heid, -teit, -schap, -tie, -sie, -aar, -eur, -er, -or
  • het:
    • tất cả các danh từ diminutief (có phần đuôi là je) ví dụ het snoepje (kẹo), het briefje (bản ghi chú)
    • tất cả các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng be-, ge-, ver-, ont-.
    • tất cả các dạng danh từ bắt nguồn từ động từ: lopen (động từ: chạy bộ) → het lopen (danh từ: việc chạy bộ)
    • tên ngôn ngữ: het Nederlands (tiếng Hà Lan)
    • tên môn thể thao: het schaken (cờ vua), het voetbal (bóng đá)
    • từ kết thúc bằng -isme, –ment
    • tên kim loại, tên phương hướng
  • Các trường hợp không cần sử dụng mạo từ đi với danh từ:
    • tên người, thành phố, đất nước, tháng, ngôn ngữ
      • Lisa woont in Brussel. (Lisa sống ở thành phố Bruxelles.)
      • Zij komt uit België. (Cô ấy đến từ nước Bỉ.)
      • Zij verjaart in januari. (Cô ấy sinh vào tháng Giêng.)
      • Zij spreekt Nederlands en Vietnamees. (Cô ấy nói được tiếng Hà Lan và tiếng Việt.)
    • danh từ không đếm được
      • Ik drink water. (Tôi uống nước.)
    • nghề nghiệp, chức vụ
      • Ik ben lerares. (Tôi là giáo viên.)
    • các danh từ trong trường hợp được dùng với nghĩa tổng
      • Ik ga naar school. (Tôi đi đến trường.)

1.2 Danh từ - Substantief

Danh từ bao gồm tên người và những từ chỉ người, vật thể, con vật, và địa danh.

Cách chuyển danh từ có quy tắc từ dạng số ít (singularis) sang số nhiều (pluralis):

  • + en đối với hầu hết danh từ
    • het boek → de boeken (sách)
    • de stoel → de stoelen (ghế)
  • + s đối với các danh từ có đuôi -el, -em, -en, -er, -e, , -ier
    • de tafel → de tafels (bàn)
    • het café → de cafés (quán cà phê)
  • + ’s đối với các danh từ có đuôi gồm một phụ âm + một nguyên âm dài (a,i,o,u,y)
    • de taxi → de taxi’s (tắc-xi)
    • het menu → de menu’s (thực đơn)

Đối với trường hợp + en cần chú ý những điểm sau:

  • một số trường hợp đặc phụ âm cuối cần phải chuyện đổi f → v, s → z rồi mới thêm en
    • de brief → de brieven (thư từ)
    • het huis → de huizen (ngôi nhà)
  • âm tiết cuối cùng chứa một nguyên âm dài + phụ âm thì rút gọn thành nguyên âm ngắn rồi mới thêm en
    • de week → de weken (tuần lễ)
    • de straat → de straten (con đường)
  • âm tiết cuối cùng chứa một nguyên âm ngắn + phụ âm thì viết thêm phụ âm đó một lần nữa rồi mới thêm en
    • de dag → de daggen (ngày)
    • de les → de lessen (buổi học)

Một số ít danh từ không theo quy tắc ở trên khi chuyển sang số nhiều và phải học thuộc: de stad → de steden (thành phố), het kind → de kinderen (trẻ em)

1.3 Tính từ - Adjectief

Tính từ được sử dụng nhằm cung cấp thêm thông tin cho danh từ (người hay vật nào đó).

Tính từ trong tiếng Hà Lan bao gồm dạng nguyên thể và dạng nguyên thể +e.

  • Tính từ đứng sau danh từ (phần vị ngữ) và sau động từ zijn thì giữ dạng nguyên thể (không thêm e).
    • Ik ben jong. (Tôi [thì] trẻ.)
    • Het water is warm. (Nước [thì] ấm.)
    • Zij zijn blij. (Họ [thì] vui.)
  • Tính từ đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa thì tuỳ thuộc vào loại danh từ:
    • Thêm e nếu danh từ là de-woord hoặc danh từ số nhiều: zwarte koffie, zwarte koffies (cà phê đen)
    • Giữ nguyên (không thêm e) nếu danh từ là het-woord và trước tính từ là een hoặc không có gì: een nieuw huis (một căn nhà mới), koud water (nước lạnh)
    • Tuy nhiên nếu danh từ là het-woord và trước tính từ không phảieen hoặc không có gì thì vẫn thêm e: het nieuwe huis (căn nhà mới - xác định rõ), het koude water (nước lạnh - xác định rõ)

Đối với trường hợp +e cần chú ý những điểm sau:

  • âm tiết cuối của tính từ chứa một nguyên âm dài + phụ âm thì rút gọn thành nguyên âm ngắn rồi mới thêm e
    • groot → grote (to lớn)
    • duur → dure (đắt/mắc)
  • âm tiết cuối của tính từ chứa một nguyên âm ngắn + phụ âm thì viết thêm phụ âm đó một lần nữa rồi mới thêm e
    • snel → snelle (nhanh)
    • wit → witte (trắng)

1.3.1 So sánh bằng nhau - Gelijkheid

Cấu trúc so sánh bằng nhau: even + adjectief + [als + substantief]

Ví dụ:

  • A is groot. B is even groot [als A]. (A lớn. B cũng lớn [như A].)

1.3.2 So sánh hơn và so sánh nhất - Comparatief en Superlatief

Chuyển tính từ sang dạng so sánh hơn (comparatief): adjectief + er + dan

Chuyển tính từ sang dạng so sánh nhất (superlatief): het + adjectief + st

Chú ý:

  • So sánh hơn (chú ý không áp dụng cho so sánh nhất)
    • nếu âm tiết cuối của tính từ kết thúc bằng r thì phải thêm d trước khi thêm er.
      • duur → duurder (đắt/mắc)
      • lekker → lekkerder (ngon)
    • âm tiết cuối cùng chứa một nguyên âm dài + phụ âm thì rút gọn thành nguyên âm ngắn rồi mới thêm er
      • groot → groter (to lớn)
      • heet → heter (nóng)
    • âm tiết cuối cùng kết thúc bằng f hoặc s thì áp dụng quy tắc biến âm f → vs → z rồi mới thêm er.
      • lief → liever (tính cách tốt)
      • vies → viezer (dơ, bẩn)
  • Một số tính từ không có quy tắc:
    • goed → beter → best(e) (tốt, giỏi)
    • graag → liever → liefst (thích)
    • veel → meer → meest (nhiều)
    • weinig → minder → minst (nhỏ)
  • Khi sử dụng tính từ có ý so sánh với danh từ thì chú ý thêm e:
    • een groot boek → een groter boek (quyển sách)
    • het grote boek → het grotere boek → het grootste boek (quyển sách)

Ví dụ:

  • Ik ben groter dan jij. (Tôi lớn hơn bạn.)
  • Ik ben het grootste. (Tôi lớn hơn bạn.)
  • Hij vindt Lisa leuker dan Isa. (Anh ấy thích Lisa hơn Isa.)
  • Hij vindt Lisa het leukst. (Anh ấy thích Lisa nhất.)
  • A is beter dan B. (A tốt hơn B.)
  • A is het beste. (A là tốt nhất.)

1.4 Động từ - Verbum

Động từ là những từ chỉ hành động. Động từ dạng nguyên mẫu được gọi là infinitief. Động từ bị thay đổi tuỳ theo chủ ngữ (số ít hay số nhiều) và thì. Mục này chỉ sử dụng các động từ ở thì hiện tại.

1.4.1 Động từ tĩnh tại - Modale verba

Dưới đây là danh sách các động từ tĩnh tại và cách sử dụng đối với từng đại từ. Loại động từ này đi với động từ nguyên mẫu (infinitief). Động từ nguyên mẫu luôn ở cuối câu. Các thành tố khác nếu có sẽ được xen vào giữa phần động từ tĩnh tại và động từ nguyên mẫu.

willen moeten kunnen mogen zullen gaan
ik wil moet kan mag zal ga
jij = je wil/wilt moet kan/kunt mag zal/zult gaat
u wil/wilt moet kan/kunt mag zal/zult gaat
hij wil moet kan mag zal gaat
zij = ze wil moet kan mag zal gaat
wij = we willen moeten kunnen mogen zullen gaan
jullie willen moeten kunnen mogen zullen gaan
zij = ze willen moeten kunnen mogen zullen gaan

Chú ý: Cách chia dạng động từ này không giống với các động từ thông thường (xem phần Thì - Tijden).

  • willen
    • mong muốn: Lisa wil iets eten. (Lisa muốn ăn một thứ gì đó.)
  • moeten
    • nhu cầu, việc gì đó phải làm (noodzaak): Lisa hebt honger. Zij moet iets eten. (Lisa đang đói. Cô ấy phải ăn một thứ gì đó.)
    • mệnh lệnh (verplichting): Het licht is rood. Je moet stoppen. (Đèn giao thông đang màu đỏ. Bạn phải dừng lại.)
  • kunnen
    • kỹ năng (vaardigheid): Ik kan zwemmen. (Tôi có thể bơi = Tôi biết bơi.)
    • khả năng (mogelijkheid): Je kan/kunt heir (geen) Nederlands leren. (Bạn có thể/không thể học tiếng Hà Lan ở đây.)
  • mogen
    • cho phép (toelating): Het licht is groen. Je mag oversteken. (Đèn giao thông đang màu xanh. Bạn được phép đi.)
    • cấm (verbod): Je mag niet roken. (Bạn không được phép hút thuốc.)
  • gaan
    • kế hoạch (plan), dự dịnh (intentie): Hij gaat een boek lezen. (Anh ấy định/sẽ đọc một quyển sách.)
  • zullen
    • lời hứa (belofte): Ik zal morgen voor jou een jas kopen. (Ngày mai tôi sẽ mua cho bạn một cái áo khoác.)

1.4.2 Động từ phân tách tiền tố - Separabele verba

Loại động từ này gồm một giới từ (prepositie) đứng trước một động từ. Trong thì [hiện tại[(#ott), quá khứcâu mệnh lệnh hai yếu tố này bị tách nhau ra. Động từ đứng cạnh danh từ (trước hoặc sau tuỳ cấu trúc câu) trong khi giới từ luôn luôn đứng sau.

Nguyên mẫu - Infinitief Thì hiện tại - Presens (OTT)
aandoen Ik doe mijn trui aan. (Tôi mặc áo len vào.)
aankomen De bus komt om 10 uur aan. (Xe bus đến vào lúc 10 giờ.)
afspreken Waar spreken jullie af? (Các bạn gặp nhau ở đâu?)
binnenkomen De studenten komen de klas binnen? (Học sinh vào trong lớp.)
inademen Mario ademt diep in? (Mario hít sâu vào.)
meegaan Ik ga met je mee naar de zee. (Tôi đi ra biển cùng với bạn.)
opendoen Lisa doet de deur open. (Lisa mở cửa ra.)
oppassen Hij past goed op je. (Anh ấy chăm sóc tốt cho bạn.)
opstaan Ik sta elke dag om 8 uur op. (Mỗi ngày tôi thức dậy lúc 8 giờ.)
oversteken Zij steken de straat over. (Họ băng qua đường.)
Nguyên mẫu - Infinitief Thì quá khứ - Imperfectum (OVT)
uitademen Mario ademde diep uit? (Mario thở chậm ra.)
uitdoen Ik deed mijn trui uit. (Tôi cởi áo len ra.)
Nguyên mẫu - Infinitief Câu mệnh lệnh - Imperatief
uitsteken Steek je tong eens uit. (Lè lưỡi của bạn ra.)

Chú ý: Nếu động từ phân tách tiền tố là động từ thứ 2 trong câu và phải dùng với te (do động từ 1 yêu cầu) thì cấu trúc được sử dụng là: giới từ + te + động từ.

  • Ik probeer om 8 uur op te staan. (Tôi cố gắng thức dậy lúc 8 giờ.)
  • Zij proberen de straat over te steken. (Họ cố gắng băng qua đường.)

1.5 Đại từ - Pronomen

1.5.1 Đại từ nhân xưng và sở hữu - Persoonlijk en possessief pronomen

Đại từ nhân xưng (dạng chủ ngữ) Đại từ nhân xưng (dạng tân ngữ) Đại từ sở hữu van + đại từ nhân xưng (dạng tân ngữ)
Persoonlijk pronomen (subjectvoorm) Persoonlijk pronomen (objectvoorm) Possessief pronomen van + persoonalijk pernomen (objectvoorm)
ik (tôi) mij = me mijn van mij
jij = je (informeel) (bạn thông thường) jou = je jouw = je van jou
u (formeel) (bạn, trang trọng) u uw van u
hij (anh ấy, ông ấy) hem zijn van hem
zij = ze (cô ấy, bà ấy) haar haar van haar
wij = we (chúng tôi, chúng ta) ons ons +het-woord,
onze +de-woord/số nhiều
van ons
jullie (các bạn, thông thường) jullie jullie van jullie
u (các bạn, trang trọng) u uw van u
zij = ze (họ, bọn chúng) hen hun van hen

Ở dạng chủ ngữ chú ý phân biệt zij là cô ấy hay bọn họ và u là bạn số ít hay số nhiều bằng động từ đi kèm (là số ít hay số nhiều). Xem thêm cách chia động từ trong phần thì.

Một số câu ví dụ cách dùng các dạng đại từ.

Ik ben Lisa. (Tôi là Lisa.)

Mijn zus praat met mij. (Chị/em gái của tôi nói chuyện với tôi.)

Het boek is van mij. (Quyển sách này là của tôi).

Jij bent Isa. (Bạn là Isa.)

Jouw zus praat met jou. (Chị/em gái của bạn nói chuyện với bạn.)

Het boek is van jou. (Quyển sách này là của bạn).

U bent Isa. (Bạn là Isa.)

Uw zus praat met u. (Chị/em gái của bạn nói chuyện với bạn.)

Het boek is van u. (Quyển sách này là của bạn).

Hij bent Sa. (Anh ấy là Sa.)

Zijn zus praat met hem. (Chị/em gái của anh ấy nói chuyện với anh ấy.)

Het boek is van hem. (Quyển sách này là của anh ấy).

Zij bent An. (Cô ấy là An.)

Haar zus praat met haar. (Chị/em gái của cô ấy nói chuyện với cô ấy.)

Het boek is van haar. (Quyển sách này là của cô ấy).

Wij zijn Timon en Pumbaa. (Chúng tôi là Timon và Pumbaa.)

Onze zus praat met ons. (Chị/em gái của chúng tôi nói chuyện với chúng tôi.)

Het boek is van ons. (Quyển sách này là của chúng tôi).

Jullie zijn Timon en Pumbaa. (Các bạn là Timon và Pumbaa.)

Jullie zus praat met jullie. (Chị/em gái của các bạn nói chuyện với các bạn.)

Het boek is van jullie. (Quyển sách này là của các bạn.).

U zijn Timon en Pumbaa. (Các bạn là Timon và Pumbaa.)

Uw zus praat met u. (Chị/em gái của các bạn nói chuyện với các bạn.)

Het boek is van u. (Quyển sách này là của các bạn.).

Zij zijn Timon en Pumbaa. (Họ là Timon và Pumbaa.)

Hun zus praat met hen. (Chị/em gái của họ nói chuyện với các họ.)

Het boek is van hen. (Quyển sách này là của họ.).

1.5.2 Đại từ chỉ định - Demonstratief pronomen

Đại từ chỉ định bao gồm dùng để chỉ cái này (deze, dit) và cái kia (die, dat).

Trường hợp đại từ chỉ định đi với với danh từ số ít:

  • de-woord thì dùng dezedie: de pen → deze pen → die pen (cái bút → cái bút này → cái bút kia)
  • het-woord thì dùng ditdat: het boek → dit boek → dat boek (quyển sách → quyển sách này → quyển sách kia)

Trường hợp đại từ chỉ định đi với với danh từ số nhiều thì luôn dùng dezedie.

  • de pennen → deze pennen → die pennen (những cái bút → những cái bút này → những cái bút kia)
  • de boeken → deze boeken → die boeken (những quyển sách → những quyển sách này → những quyển sách kia)

Trường hợp đại từ chỉ định đứng một mình (không đi với danh từ) thì luôn dùng ditdat.

  • Dit is mijn zus. → Dat is mijn zus. (Đây là chị/em gái tôi. → Kia là chị/em gái tôi.)
  • Dit zijn mijn zussen. → Dat zijn mijn zussen. (Đây là những chị/em gái tôi. → Kia là những chị/em gái tôi.)

1.5.3 Đại từ phản thân - Reflexief pronomen

Loại đại từ này bao gồm me, je, zich, ons, je, zich và được sử dụng cùng với động từ phản thân (reflexief verbum). Cần phải nhớ động từ nào phải dùng với đại từ phản thân.

Ví dụ sau đây chỉ cách sử dụng đại từ phản thân với động từ wassen (tắm rửa).

zich wassen
ik was me
jij = je wast je
u wast zich
hij wast zich
zij = ze wast zich
wij = we wassen ons
jullie wassen je
zij = ze wassen zich

Các động từ phản thân (reflexief verbum) thường dùng:

  • zich wassen (tắm, rửa)
  • zich aankleden (mặc quần áo)
  • zich uitkleden (cởi quần áo)
  • zich afdrogen (sấy)
  • zich scheren (cạo)
  • zich kammen (chải đầu)
  • zich goed/slecht voelen (cảm thấy tốt, cảm thấy tệ)

1.6 Số từ - Telwoord

1.6.1 Số đếm - Hoofdtelwoorden

0-10 11-20 21-30 40-100
0 nul
1 één 11 elf 21 eenentwintig
2 twee 12 twaalf 22 tweeëntwintig
3 drie 13 dertien 23 drieëntwintig
4 vier 14 veertien 24 vierentwintig 40 veertig
5 vijf 15 vijftien 25 vijfentwintig 50 vijftig
6 zes 16 zestien 26 zesentwintig 60 zestig
7 zeven 17 zeventien 27 zevenentwintig 70 zeventig
8 acht 18 achttien 28 achtentwintig 80 tachtig
9 negen 19 negentien 29 negenentwintig 90 negentig
10 tien 20 twintig 30 dertig 100 honderd

Cách viết các số lớn 100:

100-110 111-120 121-999
100 honderd
101 honderdenéén 111 honderd(en)elf 121 honderdeenentwintig
102 honderdentwee 112 honderd(en)twaalf
103 honderdendrie 113 honderd(en)dertien 263 tweehonderddrieënzestig
104 honderdenvier 114 honderd(en)veertien
105 honderdenvijf 115 honderd(en)vijftien
106 honderdenzes 116 honderd(en)zestien
107 honderdenzeven 117 honderd(en)zeventien
108 honderdenatch 118 honderd(en)atchtien 888 achthonderdachtentachtig
109 honderdennegen 119 honderd(en)negentien
110 honderdentien 120 honderd(en)twintig

Một số ví dụ khác:

  • 1000 duizen
  • 2345 tweeduizen driehonderdvijfenveertig
  • 1 000 000 één miljoen

1.6.2 Số thứ tự - Rangtelwoorden

Cách chuyển số đếm thành dạng số thứ tự thì thêm +de hoặc +ste trừ vài trường hợp đặc biệt (1, 3, 8).

1-9 +de 10-19 +de >=20 +ste
10de tiende 20ste twintigste
1ste eerste 11de elfde 100ste honderdste
2de tweede 12de twaalfde 1000ste duizenste
3de derde 13de dertiende
4de vierde 14de veertiende
5de vijfde 15de vijftiende
6de zesde 16de zestiende
7de zevende 17de zeventiende
8ste achtste 18de achttiende
9de negende 19de negentiende

1.7 Giới từ - Preposities

Giới từ là từ chỉ mối quan hệ giữa các thành tố trong câu về không gian, thời gian, hoặc địa điểm. Giới từ thường được dùng theo nghĩa của giới từ (trên, dưới, trước, sau,…).

Nguồn: Beelddenkerslerenzo

Quy tắc dùng giới từ với thời gian:

  • op + ngày trong tuần: op zaterdag (vào ngày thứ 7)
  • om + thời điểm chính xác: om 6 uur (vào lúc 6 giờ)
  • in + buổi trong ngày, tháng, mùa, năm: in de ochten (vào buổi sáng), in januari (vào tháng 1), in zomer (vào mùa hè), in 2045 ( vào năm 2045).