Hoạt động chia sẻ kết quả các nghiên cứu về ứng dụng robot dạng người trong việc hỗ trợ can thiệp tự kỷ ở trẻ em. Hội thảo được tổ chức với sự kết hợp giữa Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Hà Nội và nhiều bác sĩ, nhân viên y tế ở các bệnh viện trên cả nước.
Một số quan điểm về sử dụng robot trong trị liệu tự kỷ cho trẻ em ghi nhận qua hội thảo
Trong vài thập kỷ gần đây, robot tương tác xã hội đã được nghiên cứu và triển khai trong việc hỗ trợ trị liệu tự kỷ ở trẻ em[1]. Đa số các nghiên cứu trước đây tập trung vào xác định hiệu quả điều trị của robot đặc biệt là kỹ năng giao tiếp xã hội[2]. Bên cạnh các nghiên cứu lâm sàng, các nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng tiến hành các nghiên cứu về thái độ và kỳ vọng của nhân viên y tế, cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ, và cộng đồng nói chung đối với việc sử dụng robot trong hỗ trợ trị liệu tự kỷ ở trẻ em[3], [4], [5], [6]. Theo quan sát của chúng tôi, đa số các nghiên cứu dạng này được thực hiện ở các nước phát triển trong khi chỉ có vài nghiên cứu nhỏ lẻ được tiến hành ở các nước đang phát triển hay cụ thể là ở Đông Nam Á[7], [8]. Do các yếu tố về xã hội, văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến thái độ và quan điểm của con người, cần thiết phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa về chủ đề này ở các nước đang phát triển.
Vào tháng 7 năm 2021, chúng tôi tổ chức một hội thảo trực tuyến dành cho nhân viên y tế ở Việt Nam với mục đích quảng bá các nghiên cứu xã hội về trị liệu tự kỷ cho trẻ em với robot. Hơn 200 đại biểu là nhân viên y tế đến từ 28 bệnh viện ở khu vực công và tư nhân đã tham dự hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu được giới thiệu về việc sử dụng robot tương tác xã hội trong trị liệu tự kỷ và các kết quả từ dự án DREAM của Liên minh Châu Âu về thiết kế chương trình trị liệu tự kỷ cho trẻ em với robot[6], [9], [10]. Thông qua buổi hội thảo, các đại biểu là nhân viên y tế ở Việt Nam thể hiện thái độ tích cực đối với việc sử dụng robot tương tác xã hội nhưng cũng nêu lên một vài mối quan ngại. Những mối quan ngại này có thể khác với các mối quan ngại được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây thực hiện ở những nước phát triển.
-
Một vài ý kiến đặt câu hỏi liệu chi phí cho việc sử dụng robot có phù hợp với khả năng chi trả của các bệnh viện và phòng khám hay không. Các đại biểu quan ngại rằng giá của các robot thương mại (ví dụ như robot NAO) là quá cao. Vấn đề này ngược với quan điểm ở Châu Âu và Mỹ. Ở các khu vực này, nhân viên y tế quan ngại rằng trị liệu với robot sẽ rẻ hơn so với trị liệu truyền thống và có nguy cơ robot sẽ lấy mất việc làm của nhân viên y tế [6], [11], [12].
-
Một vài ý kiến đề cập đến việc thiếu hụt nhân viên y tế có chuyên môn (trong điều trị truyền thống). Điều này mở ra cơ hội đối với trị liệu với robot nếu giải pháp này có chi phí hợp lý. Tuy nghiên, các đại biểu lo ngại rằng các nhân viên y tế sẽ gặp khó khăn khi vận hành hệ thống trị liệu với robot.
-
Hầu hết các câu hỏi từ các đại biểu liên quan đến hiệu quả trị liệu với robot. Không có ý kiến nào được ghi nhận về việc sẵn sàng tham gia vào các dự án nghiên cứu. Các đại biểu chú trọng vào việc tìm kiếm một giải pháp có hiệu quả cao và chi phí hợp lý ở thời điểm hiện tại trong khi việc các nhân viên y tế tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu xã hội cũng có vai trò rất quan trọng.
Tóm lại, các nhân viên y tế ở Việt Nam trong hội thảo khá cở mở với việc sử dụng công nghệ mới nhưng cũng thể hiện sự quan ngại đối với khả năng áp dụng trong thực tế ở Việt Nam. Chúng tôi hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều robot tương tác xã hội trong trị liệu tự kỷ ở trẻ em được thiết kế mà ở đó các yếu tố về xã hội, văn hóa, và kinh tế được xem xét một cách cẩn thận bởi vì không có robot nào phù hợp với mọi hoàn cảnh và mọi quốc gia [13] ví dụ như hình dạng, hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa được thực hiện ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển về vấn đề triển khai robot trong trị liệu tự kỷ. Kết quả của các nghiên cứu này không những có lợi cho các nhà khoa học và nhân viên y tế mà còn giúp cho kỹ sư thiết kế robot, kỹ sư lập trình robot, và các công ty sản xuất robot làm ra những sản phẩm tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
[1]J. J. Diehl, L. M. Schmitt, M. Villano, and C. R. Crowell, “The clinical use of robots for individuals with autism spectrum disorders: A critical review,” Research in autism spectrum disorders, vol. 6, no. 1, pp. 249–262, 2012.
[2]M. A. Saleh, F. A. Hanapiah, and H. Hashim, “Robot applications for autism: a comprehensive review,” Disability and Rehabilitation: Assistive Technology, vol. 16, no. 6, pp. 580–602, 2021.
[3]A. Peca et al., “Robot enhanced therapy for children with autism disorders: Measuring ethical acceptability,” IEEE Technology and Society Magazine, vol. 35, no. 2, pp. 54–66, 2016.
[4]M. Coeckelbergh et al., “A survey of expectations about the role of robots in robot-assisted therapy for children with ASD: ethical acceptability, trust, sociability, appearance, and attachment,” Science and engineering ethics, vol. 22, no. 1, pp. 47–65, 2016.
[5]I. Zubrycki and G. Granosik, “Understanding therapists’ needs and attitudes towards robotic support. The roboterapia project,” International Journal of Social Robotics, vol. 8, no. 4, pp. 553–563, 2016.
[6]K. Richardson et al., “Robot enhanced therapy for children with autism (DREAM): A social model of autism,” IEEE Technology and Society Magazine, vol. 37, no. 1, pp. 30–39, 2018.
[7]M. A. Miskam, S. Shamsuddin, H. Yussof, and A. R. Omar, “Therapists response towards using Android app to control NAO robot during intervention program for children with autism,” in 2015 IEEE International Symposium on Robotics and Intelligent Sensors (IRIS), 2015, pp. 154–158.
[8]M. W. Z. Zulkifli, S. Shamsuddin, and L. T. Hwee, “Survey on Animal Robot PARO in Malaysia: Perception and Acceptance,” in Intelligent Manufacturing & Mechatronics, Springer, 2018, pp. 197–208.
[9]P. G. Esteban et al., “How to build a supervised autonomous system for robot-enhanced therapy for children with autism spectrum disorder,” Paladyn, Journal of Behavioral Robotics, vol. 8, no. 1, pp. 18–38, 2017.
[10]H.-L. Cao et al., “Robot-enhanced therapy: Development and validation of supervised autonomous robotic system for autism spectrum disorders therapy,” IEEE robotics & automation magazine, vol. 26, no. 2, pp. 49–58, 2019.
[11]T. A. Lavelle, M. C. Weinstein, J. P. Newhouse, K. Munir, K. A. Kuhlthau, and L. A. Prosser, “Economic burden of childhood autism spectrum disorders,” Pediatrics, vol. 133, no. 3, pp. e520–e529, 2014.
[13]J. Zlotowski, A. Khalil, and S. Abdallah, “One robot doesn’t fit all: aligning social robot appearance and job suitability from a Middle Eastern perspective,” AI & SOCIETY, vol. 35, no. 2, pp. 485–500, 2020.