Thái độ, mức độ lo lắng, mức độ chấp nhận, và mức độ tin tưởng của cộng đồng đối với robot tương tác xã hội

November 22, 2020

Khi robot tương tác xã hội (social robot) ngày càng trở nên phổ biến, chúng ta cần phải hiểu cách mọi người nhìn nhận và tương tác với chúng như thế nào.

Tóm tắt dựa dựa trên bài báo: Naneva, S., Sarda Gou, M., Webb, T.L. et al. A Systematic Review of Attitudes, Anxiety, Acceptance, and Trust Towards Social Robots. Int J of Soc Robotics (2020). https://doi.org/10.1007/s12369-020-00659-4

Nghiên cứu của Naneva et al.[1] tổng hợp 97 nghiên cứu có liên quan đến thái độ, mức độ lo lắng, mức độ chấp nhận, và mức độ tin tưởng của cộng đồng đối với robot tương tác xã hội cũng như các yếu tố có liên quan (tính đến tháng 1/2019).

Trẻ em tương tác với robot. Ảnh: Dự án ALIZE.

Cách nhìn nhận của một người đối với robot (Beliefs)

Cách nhìn nhận của một người đối với robot có thể được đánh giá qua các yếu tố sau đây: thái độ, mức độ lo lắng, mức độ chấp nhận, và mức độ tin tưởng.

Thái độ (Attitudes)

Thái độ của một nguời đối với một đối tượng (robot) bao gồm 3 thành tố chính[2]:

Thái độ của một người đối với robot có thể quyết định việc người đó có ý định sử dụng robot hay không. Việc phân tích thái độ của một người thành ba thành tố nêu trên giúp đánh giá kỹ hơn thái độ của người đó đối với robot so với đánh giá thái độ chung chung. Tính trung bình trên tất cả các nghiên cứu, người được khảo sát nói chung có thái độ hơi tích cực (slightly positive) đối với robot.

Thang đo:

Mức độ lo lắng (Anxiety)

Mức độ lo lắng của một người đối với robot thường do người đó tự đánh giá (self-report) thông qua bảng câu hỏi hoặc do người khác quan sát trong quá trình người đó tương tác với robot. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc người đó có ý định sử dụng robot hay không và chất lượng của quá trình tương tác người-robot. Tính trung bình trên tất cả các nghiên cứu, người được khảo sát nói chung có thái độ hơi lo lắng(slightly anxious) đối với robot.

Thang đo: Robot Anxiety Scale (RAS)[8], subscales của Almere Model[4] và Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (UTAUT)[5]

Mức độ tin tưởng

Mức độ tin tưởng có ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình tương tác với robot và ý định sử dụng robot (giống mức độ lo lắng). Yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa người và robot đặc biệt là trong y tế. Các nghiên cứu tính đến nay (1/2019) cho các kết quả rất khác nhau.

Thang đo: subscales của Almere Model[4] và Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (UTAUT)[5]

Mức độ chấp nhận

Mức độ chấp nhận đối với robot thường được định nghĩa là “có ý định sử dụng robot” hoặc “thật sự sử dụng robot” hoặc “sẵn lòng sử dụng robot”. Tính trung bình trên tất cả các nghiên cứu, người được khảo sát nói chung chấp nhận robot. Tuy nhiên mức độ tích cực chỉ hơi trên trung bình một chút.

Thang đo: Câu hỏi về “có ý định sử dụng robot” hoặc “thật sự sử dụng robot” hoặc “sẵn lòng sử dụng robot” (Likert scale Có-Không)

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của một người với robot

Các nghiên cứu không cho kết quả giống nhau. Các ảnh hưởng được nêu ra dưới đây chỉ có tính tham khảo. Nhiều ảnh hưởng chưa có đủ dữ liệu để kết luận.

Cách tiếp xúc với robot

Cách thức một người tiếp xúc với robot có thể ảnh hưởng đế cách nhìn nhận của người đó đối với robot. Các nghiên cứu thường khảo sát cách nhìn nhận về robot trong các trường hợp sau đây:

Ảnh hưởng cụ thể của các loại tương tác đối với cách nhìn nhận về robot:

Lĩnh vực ứng dụng

Cách nhìn nhận của một người với robot có thể khác nhau tuỳ theo lĩnh vực mà robot được ứng dụng (hoặc dự kiến được ứng dụng). Một số lĩnh vực ứng dụng của robot tương tác xã hội:

Ảnh hưởng cụ thể của các loại robot đối với cách nhìn nhận về robot:

Thiết kế của robot

Cách nhìn nhận của một người với robot cũng bị ảnh hưởng bởi thiết kế của robot. Tuy nhiên chưa có đủ dữ liệu để kết luận.

Một số hình dạng của robot tương tác xã hội. Ảnh: Science News.
Nơi cư trú

Văn hoá và quốc tịch cũng được cho là có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về robot. Phần lớn các nghiên cứu đã công bố được thực hiện ở Mỹ, Đức, và Nhật Bản. Các quốc gia và cùng lãnh thổ khác cũng có nhiều nghiên cứu là Úc, Pháp, Ý, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc, và Đài Loan (tính tới tháng 1/2019).

Văn hoá và quốc tịch có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về robot. Ảnh: Dự án DREAM.
Đối tượng được khảo sát

Người ở các độ tuổi và giới tính khác nhau có thể có cách nhìn nhận về robot khác nhau. Ví dụ nam có xu hướng nhìn nhận về robot tích cực hơn nữ. Tương tự, người trẻ cũng có xu hướng tích cực hơi với robot. Những người có thời gian tiếp xúc với robot trong thời gian dài cũng có thể có thái độ tích cực. Tuy nhiên chưa có đủ dữ liệu để kết luận.

Kết luận

Nhìn chung, cách nhìn nhận của xã hội đối với robot tương tác xã hội là tương đối tích cực. Nhiều yếu tố liên quan chưa rõ ràng do chưa đủ dữ liệu để kết luận.

Tài liệu tham khảo

[1]S. Naneva, M. S. Gou, T. L. Webb, and T. J. Prescott, “A Systematic Review of Attitudes, Anxiety, Acceptance, and Trust towards Social Robots,” International Journal of Social Robotics, 2020.

[2]S. J. Breckler, “Empirical Validation of Affect, Behavior, and Cognition as Distinct Components of Attitude.,” Journal of personality and social psychology, vol. 47, no. 6, p. 1191, 1984.

[3]T. Nomura, T. Kanda, and T. Suzuki, “Experimental Investigation into Influence of Negative Attitudes toward Robots on Human–Robot Interaction,” Ai & Society, vol. 20, no. 2, pp. 138–150, 2006.

[4]M. Heerink, B. Kröse, V. Evers, and B. Wielinga, “Assessing Acceptance of Assistive Social Agent Technology by Older Adults: The Almere Model,” International journal of social robotics, vol. 2, no. 4, pp. 361–375, 2010.

[5]V. Venkatesh, M. G. Morris, G. B. Davis, and F. D. Davis, “User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View,” MIS quarterly, pp. 425–478, 2003.

[6]C. Bartneck, D. Kulić, E. Croft, and S. Zoghbi, “Measurement Instruments for the Anthropomorphism, Animacy, Likeability, Perceived Intelligence, and Perceived Safety of Robots,” International journal of social robotics, vol. 1, no. 1, pp. 71–81, 2009.

[7]A. G. Greenwald, D. E. McGhee, and J. L. K. Schwartz, “Measuring Individual Differences in Implicit Cognition: The Implicit Association Test.,” Journal of personality and social psychology, vol. 74, no. 6, p. 1464, 1998.

[8]T. Nomura, T. Suzuki, T. Kanda, and K. Kato, “Measurement of Anxiety toward Robots,” in ROMAN 2006-The 15th IEEE International Symposium on Robot and Human Interactive Communication, 2006, pp. 372–377.


Read more posts

Other posts…